Gân đây,ểthaoViệtNamngủquêntrong aolàsoi cầu minh ngọc mỗi khi các đoàn, các vận động viên (VĐV) hay các đội tuyển thể thao Việt Nam (TTVN) thi đấu ở khu vực Đông Nam Á có trình độ thấp, chúng ta luôn hết lời tung hô. Nào là thể thao Việt Nam thống trị khu vực và đủ trình độ để vươn tầm châu lục; nào là chúng ta có đẳng cấp vượt trội... Nhiều người dùng đủ các mỹ từ để ca tụng sự thăng tiến của TTVN. Tuy nhiên, gần đây khi các đội tuyển, các VĐV chúng ta được thi đấu nhiều ở cấp độ châu lục, những hạn chế mới bắt đầu bộc lộ ra. Thực tế, khoảng cách giữa chúng ta với các nền thể thao hàng đầu châu lục vẫn rất lớn.
Đầu tiên, phải nói đến kết quả thi đấu ở Asiad 19 vừa qua tại Hàng Châu (Trung Quốc). Đoàn thể thao Việt Nam với lực lượng hùng hậu,, nhưng chỉ dám đặt chỉ tiêu khiêm tốn là từ 2-5 huy chương vàng (HCV). Và cũng thật hú vía khi đến gần những ngày cuối cùng của đại hội, chúng ta mới đạt được chỉ tiêu với mức trung bình (3 HCV). Tuy nhiên, trong số đó lại không có HCV nào của hai môn thể thao cơ bản của Olympic là bơi lội và điền kinh - những môn mà ở các kỳ SEA Games gần đây chúng ta luôn có mặt trong top đầu hoặc giữ vị thế thống trị.
Thành tích toàn đoàn không những có khoảng cách vời vợi với những nền thể thao hàng đầu châu lục như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... mà chúng ta còn xếp thứ sáu trong các nước Đông Nam Á, thua cả những quốc gia mà Việt Nam thường bỏ rất xa trong bảng tổng sắp huy chương các kỳ SEA Games như Singapore, Philippines, Malaysia... Những vận động viên được mệnh danh là "nữ hoàng", "số 1" ở sân chơi khu vực của chúng ta cũng chỉ có thành tích kém rất xa so với nhiều vận động viên của các nước. Thậm chí, họ còn không cạnh tranh nổi huy chương đồng.
Điều đáng nói, chúng ta tại Asiad lần này không chỉ thua kém rất nhiều nước mà còn thụt lùi với chính mình ở vài kỳ đại hội trước, cả về thành tích lẫn thứ hạng. Đáng buồn nhất là trong lý giải của một số lãnh đạo ngành thể thao lý do sa sút là bởi "chúng ta gặp các đối thủ quá mạnh". Nước nào chẳng cử VĐV mạnh nhất của mình đi thi đấu, chúng ta muốn chiến thắng thì phải mạnh hơn họ, đó là chuyện đương nhiên. Không lẽ cứ giống như ta tự tổ chức mấy giải giao hữu rồi mời mấy đội yếu, dễ dàng thắng như chẻ tre và tự tung hô, tự ảo tưởng sức mạnh của bản thân?
Mục tiêu lọt vào top 10 châu Á của thể thao Việt Nam như chiến lược đề ra trước đây xem ra còn lâu lắm mới trở thành hiện thực, nếu không muốn nói là bất khả thi với thực lực cũng như sự phát triển chậm chạp như hiện nay.
>> Làm gì để cứu thể thao Việt Nam?
Nói riêng về môn thể thao vua, quả thật bóng đá Việt thời gian gần đây cũng đã có những bước phát triển đáng kể, được đầu tư rất nhiều từ nhiều nguồn lực khác nhau và cũng thu hút được sự quan tâm rất lớn của người hâm mộ. Đặc biệt, trong khoảng từ 5-7 năm gần đây, chúng ta thật sự trở thành một một thế lực đáng gờm trong khu vực ĐNA ở tất cả các cấp độ đội tuyển, cả bóng đá nam lẫn nữ.
Với đội tuyển bóng đá nữ, vị trí số một ở khu vực gần như không phải bàn cãi. Tuy nhiên ở đội tuyển nam, nhiều người cũng đã cao hứng, thậm chí ảo tưởng rằng Việt Nam đã là số 1 Đông Nam Á. Tuy nhiên, vừa qua bóng đá Việt Nam đã được kiểm chứng trình độ của mình ở rất nhiều cấp độ với các nền bóng đá hàng đầu châu lục. Đầu tiên là CLB Hà Nội - một thế lực của bóng đá Việt khi liên tục vô địch V-Lague, nơi quy tụ nhiều tuyển thủ quốc gia cũng như một số ngoại binh có chất lượng hàng đầu. Nhưng chỉ sau hai lượt trận tại AFC Champions League, đội bóng này đều nhận những trận thua tan nát trước các đại diện của Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tiếp đến là đội tuyển U23 và đội tuyển bóng đá nữ tham dự Asiad 19. Cả hai đội tuyển này chỉ thắng được những đối thủ yếu, còn khi đụng độ với các đội bóng ở chiếu trên của châu lục như U23 Iran, U23 Saudi Arabia, hay tuyển nữ Nhật Bản, chúng ta thua toàn diện trong tâm thế tâm phục, khẩu phục. Mặc dù đã có một số thuận lợi khách quan nhất định, nhưng cả hai đội tuyển này cũng không thể tự quyết được số phận và phải ngậm ngùi rời cuộc chơi ngay từ vòng bảng.
Đến đội tuyển bóng đá nam quốc gia, trong giai đoạn giao hữu vừa qua, cũng đã bộc lộ sự thua kém rất rõ. Sau những trận đấu thể hiện lối chơi chấp nhận được trước các đối thủ yếu như Hong Kong, Palestine, Sirya, trong ba trận giao hữu gần nhất gặp các đối thủ mạnh hơn (Trung Quốc, Uzbekistan, Hàn Quốc) đội đã phải nhận cả ba trận thua với tổng cộng 10 lần thủng lưới, 2 thẻ đỏ và không ghi nổi bàn nào. Tất cả các thông số từ thế trận, thể hình, thể lực, kỹ thuật, tư duy chiến thuật... chúng ta đều thua một khoảng cách quá lớn.
Tôi kể sơ qua một vài ví dụ thành tích điển hình vừa qua như vậy để chúng ta không quá ảo tưởng đến trình độ của thể thao đỉnh cao nước nhà. Sự tụt hậu của TTVN, theo tôi có mấy nguyên nhân chính như sau:
Thứ nhất, chúng ta thiếu một chiến lược bài bản, dài hơi và chậm thay đổi theo từng thời kỳ.Trước đây, khi mới hội nhập trở lại với thể thao khu vực, TTVN thường lẹt đẹt ở nhóm cuối và giữa bảng xếp hạng. Biết được thông lệ của thể thao "ao làng" nên các nhà quản lý TTVN đã đề ra chiến lược "đi tắt, đón đầu", nghĩa là đầu tư rất nhiều vào những môn thể thao "đặc sản" của khu vực để gom huy chương ở mỗi kỳ SEA Games.
Chiến lược này nhanh chóng đạt hiệu quả. Việt Nam từ một nước có thành tích trung bình đã vươn lên top 3 trong các kỳ đại hội gần đây. Tuy nhiên, khi các nước khác đã không còn quá mặn mà với SEA Games nữa mà âm thầm đầu tư cho những đấu trường cao hơn như Asiad, Olympic thì Việt Nam vẫn say sưa dàn trải với thành tích Nhất, Nhì toàn đoàn.
Thứ hai, chúng ta yếu kém về khoa học thể thao.Thể thao ngày nay, muốn đạt thành tích cao, không chỉ có nội lực, mà còn phải có sự hỗ trợ rất nhiều của khoa học, từ dinh dưỡng, phương pháp huấn luyện, các vấn đề hỗ trợ tập luyện và thi đấu (thuốc, thực phẩm chức năng, trang thiết bị...), y học thể thao... Những vấn đề này chúng ta cần được đầu tư nhiều. Cả trình độ, công nghệ, cơ sở vật chất... ở ta đều lạc hậu hơn rất nhiều so với các nước khác.
Thứ ba, TTVN đang chủ yếu được nhà nước đầu tư, nhưng nguồn lực lại quá hạn hẹp.Mặt khác, chúng ta lại đầu tư quá dàn trải, chạy theo số lượng môn để dành huy chương tại các kỳ SEA Games nên không có chiều sâu ở các môn trọng điểm. Ngoài ra, chúng ta cũng chưa mạnh mẽ xã hội hóa thể thao, nên việc huy động các nguồn lực khác trong xã hội còn hạn chế. Cơ sở vật chất vì thế ngày một nghèo nàn, lạc hậu, xuống cấp...
Vì vậy, TTVN cần sớm có cơ chế quản lý khoa học, cởi mở hơn để huy động được nhiều nguồn lực xã hội hơn nữa, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách. Bên cạnh đó, cần tránh đầu tư dàn trải, chú trọng phát triển thể thao học đường, thể thao quần chúng cơ sở để làm nền tảng vững chắc cho thể thao đỉnh cao. Không nên đầu tư vào những môn quá tốn kém mà không thu hút được nhiều người chơi và cũng ít có hy vọng đoạt được thành tích cao tại các đấu trường Asiad và Olympic.
Hy vọng những nhà quản lý thể thao sẽ trên tinh thần cầu thị, nhìn ra được những yếu kém của TTVN, đề ra được chiến lược, quyết sách đúng đắn, đột phá để cải thiện thành tích và vị thế của chúng ta tại các đấu trường lớn trong khu vực và trên thế giới.
Lê Quảng Đại
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.